Bộ trưởng Thăng cho biết, nếu nút giao nào cũng phải xây dựng cầu vượt sẽ rất lãng phí và không có vốn để đầu tư vào các dự án khác mang tính cấp bách và thiết thực hơn.
Theo ông Lê Văn Ký - Giám đốc Công ty CP Tư vấn thiết kế cầu lớn hầm (Tổng cônng ty TVTK GTVT – TEDI), trong quá trình lập dự án đầu tư, đơn vị đã nghiên cứu hai phương án xây dựng cầu vượt tại nút giao này. Phương án 1 (QL1 mới vượt QL1A cũ) sẽ xây dựng cầu vượt trực thông dọc theo QL1 mới (cầu Bến Thủy II-QL8B cũ) với chi phí xây dựng khoảng 125 tỷ đồng. Theo phương án này, các phương tiện theo hướng QL1 mới khi qua nút sẽ được tổ chức lên cầu vượt, còn các hướng giao thông khác sẽ được tổ chức dưới cầu.
Trong khi đó, với phương án 2 (QL1A cũ vượt QL1 mới), xây dựng cầu vượt trực thông dọc theo QL1 cũ với chi phí xây dựng khoảng 140 tỷ đồng. Theo phương án này,các phương tiện theo chiều cầu Bến Thủy 1 – TX.Hồng Lĩnh và ngược lại trên QL1A cũ khi qua nút sẽ được tổ chức lên cầu vượt, các hướng giao thông còn lại sẽ được tổ chức dưới cầu.
“Sau khi nghiên cứu, tính toán chi tiết và được các cơ quan thẩm định cho ý kiến, chúng tôi đề xuất lựa chọn phương án 1 để đảm bảo kinh tế và tổ chức giao thông một cách thuận lợi nhất”, ông Ký cho biết.
Bác bỏ kiến nghị của đơn vị tư vấn thiết kế, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định, nút giao này chưa thực sự cấp thiết phải đầu tư xây dựng. Lý giải cho quyết định trên, Bộ trưởng Thăng cho biết: “Hiện nay, trên QL1 còn rất nhiều các nút giao kiểu này. Trong khi chúng ta đang có dự án làm đường cao tốc Bắc - Nam, nếu nút giao nào cũng phải xây dựng cầu vượt sẽ rất lãng phí và không có vốn để đầu tư vào các dự án khác mang tính cấp bách và thiết thực hơn”.
Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ đạo thành lập một tổ công tác do Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng làm Tổ trưởng tiến hành rà soát lại toàn bộ trên tuyến QL1 từ Hà Nội đến Cần Thơ xem còn bao nhiêu nút giao cần phải xây dựng cầu vượt. “Trong quý I/2015, tổ công tác phải có báo cáo tổng thể về việc này. Qua đây, tôi đề nghị tạm dừng xây dựng nút giao trên. Hiện nay, còn rất nhiều đồng bào ở các vùng sâu, vùng xa đang phải đi lại trong những điều kiện rất khó khăn, họ chỉ mong có một cây cầu treo để đi. Do đó, việc đầu tư xây dựng phải tính toán hết sức kỹ lưỡng và thận trọng để tiết kiệm, tránh lãng phí”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cục ĐTNĐ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu Khu Quản lý ĐTNĐ TP HCM kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động ...
Ông Trần Văn Thọ, Phó cục trưởng Cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) Việt Nam cho biết, ngày 10/6 Cục ĐTNĐ Việt Nam đã có văn bản yêu cầu Khu Quản lý ĐTNĐ TP HCM (thuộc Sở GTVT TP HCM) kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của các trạm điều tiết giao thông thủy tại khu vực thượng, hạ lưu cầu đường sắt Bình Lợi trên sông Sài Gòn.
Trong đó, để bảo vệ an toàn cho cầu và phương tiện, phải tuân thủ quy chế điều tiết giao thông, kiên quyết không để các tàu trọng tải lớn qua cầu khi nước lớn. Cục ĐTNĐ Việt Nam cũng chỉ đạo Chi cục ĐTNĐ phía Nam trước ngày 15/6 hoàn thành việc kiểm tra, rà soát quy chế giao thông qua cầu Bình Lợi và thực tế công tác điều tiết tại đây.
Lý do Cục ĐTNĐ Việt Nam có chỉ đạo trên là do từ ngày 20/5 - 3/6 tại khoang thông thuyền cầu Bình Lợi xảy ra ba vụ phương tiện thủy va chạm và mắc kẹt dưới gầm cầu, tuy không thiệt hại về người và tài sản nhưng ảnh hưởng đến thời gian chạy tàu, an toàn cầu và mất ATGT đường thủy.
Tổng cục Đường bộ VN vừa có văn bản đề nghị Sở GTVT các địa phương bổ sung ngay một số hạng mục thiết yếu phục vụ hoạt động của Trạm KTTTX lưu động.
Theo đó, qua theo dõi tình hình hoạt động của các Trạm KTTTX lưu động trên cả nước trong thời gian qua cho thấy, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt (mưa, rét, nắng nóng…), các thiết bị điện tử như máy tính và thiết bị cân bị ngắt, không hoạt động được, điều kiện làm việc, sinh hoạt của lực lượng làm nhiệm vụ tại trạm gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là sinh hoạt cá nhân.
Vì vậy, nhiều địa phương đề nghị cho phép gia cố mặt bằng đặt trạm cân ở ngoài phạm vi đường xe chạy, bổ sung nhà tạm và các hạng mục thiết yếu để đảm bảo các thiết bị cân hoạt động bình thường, cải thiện điều kiện làm việc, duy trì hoạt động của trạm KTTTX, phục vụ hậu cần, sinh hoạt cá nhân, đảm bảo sức khỏe cho lực lượng làm việc tại trạm.
Trước tình hình trên, Tổng cục Đường bộ VN đề nghị các Sở GTVT quan tâm, chỉ đạo thực hiện việc bổ sung ngay một số hạng mục của Trạm KTTTX nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến ATGT như: có thể dùng loại container hoán cải hoặc kết cấu tương đương dùng làm nhà tạm (có buồng vệ sinh cá nhân).
Đối với những vị trí có đủ diện tích đất và nằm ngoài đường xe chạy có thể thiết kế, gia cố vị trí đặt trạm KTTTX lưu động có nhà khung, mái lợp tôn để kết hợp che mưa nắng cho hệ thống thiết bị cân, chỗ làm việc, sinh hoạt…
Dân trí Hôm nay (3/6), Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã ký công điện yêu cầu theo dõi, khắc phục tình trạng hằn lún vệt bánh xe, đảm bảo an toàn giao thông trên quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh.
Cụ thể, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, 9 Sở Giao thông vận tải các tỉnh (Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Kon Tum), các Ban Quản lý dự án (1, 2, 4, 6, 7, 85, Thăng Long, An toàn giao thông, Đường sắt, Đường Hồ Chí Minh), các nhà đầu tư BOT các tuyến Quốc lộ 1 và Đường Hồ Chí Minh khẩn trương và nghiêm túc theo dõi, khắc phục tình trạng hằn lún vệt bánh xe, đảm bảo an toàn giao thông trên Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh.
Theo công điện này, những ngày qua do thời tiết ở miền Trung có những diễn biến bất thường, nắng nóng xuất hiện dài ngày và nhiệt độ cao, có thời điểm nhiệt độ mặt đường lên tới trên 70 độ C. Chính vì thế đã có một số vị trí trên tuyến quốc lộ 1A đã xuất hiện hằn lún vệt bánh xe trên mặt đường bê tông nhựa.
Để khắc phục ngay tình trạng trên, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các Cục Quản lý đường bộ phối hợp với các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, nhà đầu tư, Sở Giao thông vận tải các tỉnh thường xuyên kiểm tra, theo dõi các diễn biến của thời tiết, hiện trạng mặt đường để kịp thời đề xuất giải pháp xử lý, sửa chữa khắc phục các đoạn mặt đường bị hằn lún. Trước mắt xử lý ngay các vị trí có chiều sâu hằn lún ≥ 2,5cm, đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông và thuận lợi trong quá trình khai thác. Đồng thời tăng cường công tác kiểm soát tải trọng xe, xử lý nghiêm các xe quá tải lưu thông trên đường theo quy định.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng giao Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông chỉ đạo “Tổ đặc nhiệm” xử lý chất lượng mặt đường bê tông nhựa tiếp tục kiểm tra, theo dõi và nghiên cứu để đưa ra các giải pháp khắc phục triệt để và bền vững hiện tượng hằn lún vệt bánh xe đối với mặt đường bê tông nhựa.